Thời trang cao cấp

I- Thời trang cao cấp là gì? (Haute Couture)?

Thời trang cao cấp hay còn gọi là Haute couture, là một thuật ngữ tiếng Pháp, trong đó “couture” nghĩa là “may vá”, “thời trang” còn “haute” biểu thị sự thanh lịch, tinh xảo, cao cấp. Nói ngắn gọn đây là nghệ thuật may mặc dựa trên hai tiêu chí là sang trọng và sự công phu. Mọi chi tiết trên trang phục đều phải được làm bằng tay để đảm bảo độ hoàn hảo và độc nhất, không phải đồ thủ công mua sẵn ngoài chợ. Bên cạnh đó, nhà mốt cũng phải đảm bảo: chất liệu sử dụng trong sản phẩm là hàng cao cấp, quý hiếm; nhân công là những người có tay nghề cao và sở hữu nhà xưởng đạt tiêu chuẩn.

Những yêu cầu khắt khe của haute couture:

Các nhà thiết kế muốn được công nhận là nhà haute couture phải đáp ứng một số quy chuẩn nhất định. Các quy chuẩn này được đưa ra vào năm 1945 và vẫn được áp dụng ngày nay.

– Thiết kế hoàn toàn bằng tay

Haute couture là nghệ thuật thiết kế nên một bộ trang phục hoàn toàn bằng tay. Sản phẩm vận dụng kỹ thuật tinh xảo của những người thợ lành nghề nhất. Chất liệu vải và nguyên liệu phải đắt đỏ, quý hiếm. Khâu trang trí và kết hạt cũng phải được hoàn thiện bằng tay.

Một thiết kế haute couture mất rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành. Do đó những thiết kế này không có mức giá cố định như thời trang may sẵn (ready-to-wear). Mỗi chiếc đầm thường là độc bản, được thiết kế và may theo số đo riêng của khách hàng quyền quý. Giá cả không phải là điều mà những nhân vật này quan tâm.

Sản phẩm may đo dành cho khách hàng thượng lưu

Một hãng thời trang cao cấp phải tạo ra các thiết kế may đo riêng theo đơn đặt hàng của khách hàng. Khách hàng phải được thử trang phục nhiều lần cho đến khi họ vừa ý.

Angelina nổi bật với bộ đầm trắng thanh lịch thương hiệu Ralph & Russo tại buổi ra mắt phim Thế chiến Z ở Đức hồi tháng 6/2013.

Christine Chiu – chuyên gia truyền thông gốc Trung Quốc, mặc chiếc váy Chanel Haute Couture của cô tại buổi trình diễn thời trang cao cấp mùa thu 2017 ở Paris. Cô được biết đến là nữ hoàng của haute couture trên show Bling Empire – show truyền hình thực tế của những Con nhà siêu giàu châu Á ngoài đời thật.

Trang phục phải là thiết kế nguyên bản do chính nhà thiết kế chính của hãng sáng tạo nên. Đụng hàng trong thời trang haute couture là điều tối kỵ.

– Xưởng may phải nằm ở Paris và thuê ít nhất 20 nhân viên toàn thời gian.

– Mỗi mùa (2 lần trong năm), phải trình bày bộ sưu tập cho cánh nhà báo Paris đánh giá. Bộ sưu tập phải có ít nhất 35 bộ cho cả trang phục mặc ban ngày và mặc ban tối.

II- Một số thương hiệu thời trang tiêu biểu của Haute Couture

1. Thương hiệu Chanel

Chanel được sáng lập bởi Coco Chanel năm 1909 tại Paris. Thương hiệu nổi tiếng với những thiết kế cách tân mạnh mẽ giải phóng phụ nữ khỏi những trang phục rườm rà bó buộc lúc bấy giờ. Coco Chanel đã sáng tạo ra những trang phục trở thành kinh điển với thời trang như đầm Little Black Dress (LDB), áo khoác bằng vải tweed Little Black Jacket.

Không mở rộng chi nhánh, Chanel vẫn đảm bảo tài sản và đứng vững trong ngành công nghiệp thời trang cao cấp. Hãng lặng lẽ mua các xưởng chuyên về kỹ thuật mà nhiều hãng thời trang khác sử dụng trong các thiết kế thời trang cao cấp của họ.

Bên cạnh đó, thương hiệu này đem đến điều kiện phát triển tốt hơn cho các công ty nhỏ trong ngành công nghiệp thời trang.

Sự kiện trình diễn thời trang hàng năm Métiers d’Art của Chanel đã cho thấy đẳng cấp không thể thay thế của họ.

2. Thương hiệu Louis Vuitton

Được thành lập vào năm 1854, Louis Vuitton là một cái tên tối thượng trong làng thời trang Pháp hiện thuộc sở hữu của Tập đoàn LVMH. Nhắc đến Louis Vuitton là nhắc đến thương hiệu thời trang và da nổi tiếng nhất của Pháp bởi sự hoàn hảo, tinh tế, xuất sắc và phong cách.

Hầu hết các mặt hàng của LV đều cực kỳ nổi tiếng như quần áo: Giám đốc sáng ­­tạo hiện tại của Louis Vuitton là một nhà thiết kế tài năng Marc Jacobs.

3. Thương hiệu Christian Dior

Là một trong những tên tuổi uy tín nhất thế giới, Chiristian Dior được biết đến như một thương hiệu không phải chạy theo xu hướng mà ngược lại, tạo ra xu hướng.

Các chi nhánh thời trang của Dior có mặt trên khắp thế giới ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á: Paris, London, Milano, Tokyo … với hai dòng sản phẩm chính: thời trang – phụ kiện và chăm sóc sức khỏe. như nước hoa, mỹ phẩm cho cả hai giới.

4. Thương hiệu Givenchy

Givenchy là nhãn hiệu thời trang, nước hoa và mỹ phẩm cao cấp ở Pháp. Givenchy được thành lập năm 1952 bởi Hubert de Givenchy và là một thành viên của Chambre Syndicale de la Haute Couture et du Pret-a-Porter. Khẳng định tên tuổi với các thiết kế haute couture, thương hiệu Givenchy là một trong số nhãn thiệu thời trang đắt giá trong làng thời trang thế giới.

Trong nhiều cống hiến lớn cho làng thời trang cao cấp, những trang phục thể thao tối giản có chi tiết trang trí độc đáo, những chiếc đầm jersey có đường viền cổ sáng tạo, áo khoác khóa kéo, áo khoác len sáng màu, đầm dự tiệc phóng khoáng là những thiết kế trẻ trung mang hơi thở hiện đại được yêu thích của Givenchy.

Luôn chú trọng đến vẻ đẹp tinh tế và gợi cảm nhưng không kém phần táo bạo, tôn lên cá tính của người mặc, trang phục Givenchy liên tục được những tín đồ thời trang sùng kính, đặc biệt là những cô gái trẻ cá tính và năng động, góp phần củng cố vị trí của thương hiệu trong ngành thời trang cao cấp.

Là một trong những mỹ nhân đầu tiên lăng xê thiết kế tán sắc của Givenchy, Emma Stone đã diện mẫu đầm ấn tượng này trong buổi công chiếu series “Maniac” mà cô đảm nhận vai chính, làm bật sắc vóc đỉnh cao.

Tuy là một thương hiệu thời trang có tuổi đời không quá lớn nhưng rất nhiều người ấn tượng về Givenchy như một thương hiệu với cả trăm năm lịch sử.

5. Thương hiệu Ralph & Russo

Thương hiệu Ralph & Russo được thành lập vào năm 2007 bởi Ralph và Michael Russo. Bí mật làm nên những chiếc váy tuyệt đẹp của Ralph & Russo: Sự tỉ mỉ từng chi tiết trong các khâu thực hiện làm nên những tác phẩm đẹp mê hồn của nhà mốt đình đám nước Anh.

Ralph & Russo là nhà mốt hiếm có ở Anh, ra đời chưa đầy 10 năm nhưng đã khẳng định được đẳng cấp vượt trội. Điều đặc biệt là họ không sản xuất dòng ready-to-wear mà chuyên về thời trang cao cấp. Nhờ tính nghệ thuật cao và tỉ mỉ đến từng chi tiết, chỉ trong thời gian ngắn, thương hiệu non trẻ đã vượt mặt nhiều tên tuổi kỳ cựu để trở thành nhà mốt uy tín, sản xuất váy áo độc quyền cho các nhân vật Hoàng gia và ngôi sao hạng A trên thế giới như Angelina Jolie, Beyonce, Eva Longoria, Công chúa Ả Rập Ameera al-Taweel hay Hoàng hậu Mozah của Qatar…

Ralph & Russo có xưởng may tại London. Những thợ may của họ đều là những người tay nghề cao, đến từ khắp nơi trên thế giới, từng có 15 – 25 năm kinh nghiệm. Họ là những chuyên gia về lĩnh vực may đồ Haute Couture, biết kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống và sự sáng tạo.

Mỗi bộ váy của Ralph & Russo thường mất hàng trăm giờ với khoảng 20 nghệ nhân để hoàn thành, đôi khi mất đến cả năm để lên ý tưởng và thực hiện. Cách khâu thực hiện một “kiệt tác” thời trang được làm bằng tay từ đầu đến cuối, đảm bảo chất lượng cao bằng các loại vải đắt tiền và cực kỳ chú ý đến các chi tiết, từng đường kim mũi chỉ.

Russo bộc bạch: “Chúng tôi bắt đầu mọi thứ với bản vẽ phác thảo bằng tay. Mỗi chiếc váy chúng tôi tạo ra là duy nhất trên thế giới. Một chiếc váy có thể mất vài tháng để thành hình hài và dành cho một khách hàng cụ thể. Nó phải đạt sự hoàn hảo của một tác phẩm nghệ thuật”.

Hãng hạn chế bán lẻ, chỉ có các cửa hàng ở London và New York. Nhưng khách hàng của họ đến từ khắp nơi trên toàn cầu, không chỉ tại Anh mà còn ở Mỹ, Nga hay Trung Đông. Khách hàng thường làm việc trực tiếp với nhà mốt.

Angelina Jolie mặc một chiếc váy quây màu trắng có viền lông vũ đến lễ trao giải Critics ‘Choice Awards vào tháng 1 năm 2018.

6. Thương hiệu Elie Saab

Elie Saab sinh năm 1964 tại Beyrouth, Liban là một nhà thiết kế nổi tiếng người Liban. Ông là thành viên của Nghiệp đoàn may đo cao cấp. Những bộ sưu tập của Elie Saab được trình diễn tại Pháp sẽ được gắn kèm với tên gọi danh dự “Thời trang may đo cao cấp” (Haute Couture).

Phong cách của Elie Saab là sự pha trộn một cách hiện đại hoá và nhuần nhuyễn giữa hai nền văn hoá Đông-Tây. Elie tìm cách liên kết, pha trộn nghệ thuật sống của người Liban với gu thẩm mĩ kiến trúc hiện đại. Ông lựa chọn những chất liệu quý tộc như lụa trơn, lụa ni lông, da lông chồn, lụa satin,… và kết hợp chúng với những chất liệu có phần mượt và nhẹ hơn (vải mousseline,…), hoặc những chất liệu mảnh và nữ tính (vải ren…).

Phần lớn các loại vải mà ông lựa chọn có nguồn gốc từ Pháp và Italy. Ông kết hợp những sản phẩm may tinh tế của mình với những loại đá bán kim sang trọng của Swarovski hoặc kết hợp cùng kim tuyến.

Kể từ 1999, Các thiết kế của Elie Saab thường được những ngôi sao hàng đầu của Mỹ lựa chọn. Giới mộ điệu liên tục bị mê hoặc bởi các thiết kế của nhà mốt này. Lễ trao giải Oscar vào tháng 3/2002 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp thiết kế của ông, nhờ vào nữ diễn viên nổi tiếng Halle Berry, người giành được giải thưởng “Nữ diễn viên xuất sắc nhất” kì Oscar đó.

Halle Berry, người giành được giải thưởng “Nữ diễn viên xuất sắc nhất” kì Oscar, Cô đã diện chiếc váy mang thương hiệu Elie saab.

Cô bước lên bục nhận giải với chiếc váy màu bã rượu có phần thêu hoa trên ngực váy của Elie Saab. Bức ảnh về giây phút huyền thoại đó đã nhanh chóng chiếm lĩnh trang nhất của nhiều mặt báo trên khắp thế giới, và góp phần lớn vào việc phổ biến tên tuổi của Elie Saab.

Vào năm 2006, thương hiệu Elie Saab lần thứ hai góp mặt ở “Festival films Cannes”. Vào năm đó, Emmanuelle Béart nhận giải “Cành cọ vàng”, và diện trang phục Elie Saab. Cô cũng là sao nữ thường xuyên diện các thiết kế của thương hiệu này.

7. Thương hiệu Saint Laurent

Thương hiệu Yves Saint Laurent hay còn gọi là YSL được thành lập bởi nhà thiết kế Yves Saint Laurent và Pierre Bergé. Ngay từ khi ra mắt, YSL đã khiến mọi người sửng sốt khi cho phụ nữ mặc vest và áo choàng dài.

Ngoài ra, thương hiệu này còn táo bạo khi sử dụng các chất liệu trong suốt trong thời gian này. Chính nhờ sự táo bạo và phá cách, YSL được nhiều thành viên quý tộc lẫn giới thượng lưu yêu thích. Năm 1966, Yves Saint Laurent giới thiệu bộ sưu tập Le Smoking huyền thoại. Ông được ghi nhận với một loạt các cải tiến khác bao gồm reefer jacket (1962), sheer blouse(1966), và jumpsuit (1968), thời trang công sở cũng như sự kết hợp giữa ready-to-wear và haute coulture.

Yves Saint Laurent thiết lập tiêu chuẩn mới cho thời trang thế giới khi điều chỉnh các bộ tuxedo nam cho nữ, cũng từ đây, phong cách menswear bùng nổ và làm điên đảo giới mộ điệu thời trang.

Trong buổi dạ tiệc của Quỹ Nghiên cứu AIDS Hoa Kỳ tại Hồng Koong năm 2017. Nữ diễn viên Charlize Theron mặc một chiếc váy của Saint Laurent đính sequin với phom dáng lấy cảm hứng từ thập niên 80 kết hợp với đôi giày cao gót có dây buộc và một chiếc clutch. Không cần trang sức khi chiếc váy của bạn đã tỏa sáng nhiều như vậy.

Sau khi Yves Saint Laurent nghỉ hưu vào năm 2002, Tom Ford từng thiết kế cho thương hiệu này. Hiện nay, nhà thiết kế Hedi Slimane đang giữ vai trò giám đốc sáng tạo. Từ khi Hedi Slimane gia nhập YSL năm 2012, nhà thiết kế này đã bỏ từ “Yves” ra khỏi tên thương hiệu và có nhiều cải cách đột phá, mang lại hình ảnh mới mẻ cho Saint Laurent.

Qua bài viết trên tìm hiểu về Thời trang cao cấp, những thương hiệu thời trang cao cấp là ai?, Thoitrangdaily đã tìm hiểu để đưa ra những thông tin, hình ảnh về loại hình thời trang này. Ai trong số các chị em phụ nữ chúng ta đang là tín đồ của các thương hiệu thời trang trên mà muốn tìm hiểu nguồn gốc của thương hiệu mình yêu thích thì có thể tham khảo bài viết đã được thoitrangdaily tìm hiểu, chọn lọc đưa ra nhưng chi tiết quan trông nêu trên nhé!

 

Tham khảo:

Thời trang Hàn Quốc sang trọng, thanh lịch dành cho phái đẹp
Váy đẹp Hàn Quốc nữ tính, năng động
Áo sơ mi nữ Hàn Quốc thanh lịch, quyến rũ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *