Thời trang bền vững
Với sự phát triển của xã hội, dường như đòi hỏi của con người cũng dần trở nên khắt khe và kỹ lưỡng hơn. Chính vì thế, đôi khi một bộ trang phục không chỉ dừng lại ở yếu tố đẹp hay thời trang, mà thậm chí nó còn phải đáp ứng được cả các vấn đề liên quan tới bảo vệ môi trường. Cũng bởi điều này mà khái niệm “Thời trang bền vững” đã ra đời. Nếu như trước kia nó còn khá xa lạ với nhiều người, thì ngày nay, độ phủ sóng của khái niệm này đã trở nên rộng lớn và được đông đảo mọi người, nhất là các tín đồ thời trang đón nhận nồng nhiệt. Vậy thời trang bền vững là gì? Đặc điểm của thời trang bền vững như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thời trang bền vững là xu hướng mới và cần của thế giới hiện nay
1. Thời trang bền vững (sustainable fashion) là gì?
Thời trang bền vững hay Sustainable Fashion được hiểu theo một cách tổng quát đó là các sản phẩm thời trang, may mặc không tạo ra các tác động gây hại đến môi trường, kinh tế bao gồm từ nguyên liệu cho đến khâu sản xuất, quá trình sử dụng, phân hủy hay tái chế.
Hay nói một cách rất đơn giản thì thời trang bền vững chính là thời trang sử dụng các chất liệu an toàn và thân thiện với môi trường làm nguyên liệu sản xuất, thiết kế trang phục
Tiêu biểu của những chất liệu này bao gồm: Chất liệu vải thiên nhiên (làm từ sợi tự nhiên có thể phân hủy), chất liệu vải hữu cơ (làm từ sợi tự nhiên không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ), chất liệu thủ công (làm bằng tay như đan len, sợi…).
2. Nguyên nhân hình thành thời trang bền vững
– Ảnh hưởng của thời trang tới môi trường
Thời trang thải ra lượng rác thải quá lớn tới môi trường
Nguyên nhân đầu tiên lý giải cho thắc mắc lý do hình thành thời trang bền vững, đó là yếu tố môi trường. Do sự phát triển mạnh mẽ của Thời trang nhanh (Fast Fashion) đã làm cho nguồn nguyên liệu bị cạn kiệt vì nhu cầu trong sản xuất may mặc quá lớn, khiến cho những nguồn nguyên liệu không có thời gian để kịp tái tạo lại.
Có quá nhiều lượng chất hóa học như thuốc trừ sâu ngấm vào đất gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến ô nhiễm môi trường đất và những chất phẩm màu nhuộm vải thải ra làm ô nhiễm nguồn nước.
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thời trang là ngành công nghiệp đứng thứ hai về tiêu thụ nước và thải lượng lớn cacbon ra môi trường với tỷ lệ 10% trên tổng các ngành
Theo đó, cứ mỗi 1kg vải sẽ thải ra khoảng 23kg khí hiệu ứng nhà kính. Thời trang thải ra lượng rác thải quá lớn tới môi trường vì quần áo được làm 60% từ sợi tổng hợp, khi bỏ đi, khả năng phân hủy thấp. Điều này làm cho môi trường phái chứa đựng lượng rác khổng lồ, ảnh hướng tới không khí và môi trường trầm trọng.
– Những giải pháp tạm thời
H&M là một trong những nhãn hàng tiên phong cam kết giảm lượng carbon thải ra, tăng gấp đôi năng lượng tái tạo
Nhiều hãng thời trang đã tìm kiếm những nguyên vật liệu an toàn và thân thiện với môi trường hơn nhằm phục vụ cho ngành thời trang và giúp thời trang bền vững hơn. Và cũng từ đó cụm từ thời trang bền vững – Sustainable Fashion được hình thành.
Tuy nhiên không phải hãng thời trang nào cũng xây dựng và đi theo hướng bền vững đó được, bởi nó còn nhiều yếu tố khác không chỉ ở nguyên liệu.
3. Những yếu tố tác động đến thời trang bền vững
Nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên
– Những nguyên liệu đầu vào: Nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên
– Quy trình sản xuất: Quy trình sản xuất xanh, không có chất độc hại.
– Người lao động: Được đối xử văn minh, được hưởng các phúc lợi xã hội.
– Đạo đức nghề nghiệp: Không làm hại các loài động vật nhằm phục vụ múc đích may mặc.
– Quá trình sử dụng: Sử dụng sản phẩm lâu dài
– Khả năng tái chế: Có thể tái chế lại được
Mặc lại hay tái chế quần áo cũ là hướng đi thiết thực trong thời trang bền vững
– Khả năng phân hủy: Các sản phẩm may mặc phải có khả năng phân huỷ sinh học cao.
4. Những chất liệu và quy trình sản xuất đem đến sản phẩm thời trang bền vững
Chất liệu vải trong sản phẩm thời trang bền vững:
– Chất liệu vải thiên nhiên: chất liệu làm từ sợi tự nhiên và có thể tự phân hủy.
– Chất liệu vải hữu cơ: chất liệu làm từ sợi tự nhiên không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón nhân tạo hay các hoá chất độc hại khác.
– Chất liệu vải tái chế: Chất liệu vải làm từ những sợi vải được cải tạo sau khi đã được sử dụng, tái chế những sản phẩm dư thừa hoặc đã bị loại bỏ thành sản phẩm mới.
Chất liệu làm từ sợi tự nhiên không sử dụng các hoá chất độc hại
– In ấn và nhuộm sinh thái: sử dụng chất nhuộm tự nhiên, không độc hại; nhuộm bằng chất nhuộm sắc tố; sử dụng màu mực gốc nước để in; in vải bằng laser.
– Chất liệu thủ công: chất liệu, kỹ thuật làm bằng tay ví dụ như đan len, đan chất liệu dạ, thêu, nhuộm hoặc in bằng tay.
– Chất liệu vegan (hoàn toàn từ thực vật): chất liệu nhân tạo thay vì sử dụng da động vật hay các sản phẩm dùng mô động vật.
– Chất liệu second-hand: chất liệu, vải vóc đã qua sử dụng.
– Chất liệu vintage: chất liệu, vải, hay những khái niệm cổ điển từ những niên đại trước.
Quy trình sản xuất:
– Sản xuất có đạo đức: các sản phẩm, các bộ sưu tập được sản xuất với sự tôn trọng con người và môi trường.
– Giảm thiểu tối đa chất thải: sử dụng tối thiểu nguyên vật liệu để giảm thiểu chất thải.
– Sử dụng công nghệ ít ảnh hưởng: ví dụ như sử dụng năng lượng tái tạo, giảm thiểu lượng điện, nhuộm hoặc hồ vải tự nhiên…
– Giảm thiểu lượng nước sử dụng: Không sử dụng nước hoặc dùng lượng nước tối thiểu, tái sử dụng nguồn nước để làm sạch.
– Sản xuất theo đơn đặt hàng: chỉ sản xuất theo đơn đặt hang cụ thể để bảo đảm chất lượng và tránh sản xuất đại trà, như vậy sẽ giảm thiểu tổng số lượng thành phẩm và người tiêu dùng có thể sử dụng trong thời gian dài.
– Sản phẩm thủ công: Quy trình sản xuất bằng tay và giảm thiểu tự động hoá; tập trung vào một nhóm thợ thủ công với tay nghề cao thay vì sử dụng lượng lao động lớn với kỹ năng thấp.
Quy trình phân phối:
– Cách đóng gói khi vận chuyển: tái sử dụng thùng, giảm thiểu tối đa túi ny lông, thùng carton và các loại giấy gói.
– Vận chuyển: Giảm thiểu số lần chuyển hàng mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ quá trình vận chuyển.
– Phương tiện vận chuyển: giao hàng hay vận chuyển bằng các loại phương tiện bằng điện, hybrid hay sử dụng dầu diesel. Nếu sản phẩm được sản xuất nội địa gần nơi bán lẻ, có thể sự dụng phiên tiện công cộng hoặc xe không động cơ để giảm ô nhiễm.
– Bán hàng qua mạng và cắt giảm người trung gian: Liên hệ trực tiếp với người mua hay người sử dụng để giảm nguồn năng lượng sử dụng trong việc vận chuyển hay nguyên vật liệu.
– Giảm thiểu và thay thế lượng chất thải nhà kính do quá trình vận chuyển.
Marketing:
– Quảng cáo: Hạn chế hoặc hoàn toàn không sử dụng giấy để in tờ bướm hay catalogue.
– Nhãn mác của thương hiệu: sử dụng giấy hoặc vải tái chế để in nhãn mác, bảng giá và hạn chế số lượng càng ít càng tốt.
– Cách trình bày, giới thiệu về hình ảnh thương hiệu: dùng các vật dụng trang trí tái chế, móc quần áo tái chế,…
– Áp dụng chương trình đổi hoặc tái chế quần áo cho những món đồ mà khách hàng không còn sử dụng nữa.
Thành phẩm:
– Sản phẩm bền vững: sản phẩm có thể sử dụng trong thời gian dài nhất có thể, không cần phải liên tục thay thế với chất lượng cao.
– Sử dụng liên mùa: sản phẩm có thể sử dụng vào tất cả các mùa trong năm, giảm lượng tiêu thụ trong năm, những sản phẩm được cho là “thời thượng” bất kể thời gian nào trong năm.
– Sản phẩm có thể sử dụng hoặc mặc bằng nhiều cách khác nhau, với những tính năng khác nhau.
– Sản phẩm tái chế.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm được cơ bản khái niệm cơ bả về thời trang bền vững, cũng như đặc điểm và quy trình tạo ra sản phẩm gọi là thời trang bền vững (sustainable fashion).
Tham khảo:
– Thời trang Hàn Quốc sang trọng, thanh lịch dành cho phái đẹp
– Váy đẹp Hàn Quốc nữ tính, năng động
– Áo sơ mi nữ Hàn Quốc thanh lịch, quyến rũ